Túi tự phân hủy sau 2 tháng làm bằng cellulose sinh học
VNBTIMESNhóm các nhà khoa học của Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM đã nghiên cứu, sản xuất ra một số sản phẩm từ vật liệu cellulose sinh học. Trong đó, túi sinh học có độ bền hơn túi ni-lông thông thường và tự phân hủy ở ngoài môi trường sau hai tháng.
Theo TS Phan Mỹ Hạnh, Phòng Công nghệ Vi sinh, Trung tâm Công nghệ Sinh học TPHCM, cellulose sinh học được sản xuất bởi các chủng vi sinh vật trong môi trường lý tưởng. Khi được cung cấp đường ngọt làm thức ăn, các chủng vi sinh vật này tạo ra một lớp màng cellulose xung quanh cơ thể chúng. Cellulose sau đó được tổng hợp và sử dụng cho nhiều ứng dụng khác nhau. Cellulose có các tính chất độc đáo như độ tinh khiết cao, độ bền cơ học lớn và khả năng tương hợp sinh học mạnh mẽ. Cellulose sinh học có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghiệp sản xuất giấy, dệt, thực phẩm, y tế, vi sinh – sinh học,…

Cụ thể, trong thực phẩm, dùng cellulose sinh học để sản xuất thạch dừa, các sản phẩm bổ sung thạch dừa, thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ, thực phẩm giảm cân, thịt nhân tạo, màng bao xúc xích, sản phẩm giảm huyết thanh cholesterol, phụ gia thực phẩm. Trong mỹ phẩm, y tế có thể dùng cellulose sinh học để sản xuất mặt nạ dưỡng da, chất ổn định, kem thoa da, chất làm dày và tăng cứng cho thuốc đánh bóng móng tay; khẩu trang lọc bụi, màng trị thương, bọc thuốc. Ngoài ra, cellulose sinh học còn dùng để sản xuất vật liệu composite, ứng dụng trong ngành dệt may,…

Tin mới hơn ...
- Hối hận muộn màng của những ‘sugar baby’ 21/08/2024
- Văn hóa doanh nghiệp giúp J&T Express “tạo đà” cho shipper nửa cuối năm 21/08/2024
- Huế công bố đường dây nóng phục vụ khách du lịch dịp Quốc khánh 2/9 20/08/2024
- Vụ tử vong sau thay van động mạch chủ qua da: Bệnh viện Bạch Mai nói gì? 20/08/2024
- Những khu vườn gần TP.HCM cho du khách hái rau bắt cá 19/08/2024
There are no comments yet