Nguồn cung bất động sản ra thị trường chủ yếu là hàng tồn kho từ các dự án mở bán trước đó. Thị trường thiếu vắng hẳn thông tin mở bán từ những dự án mới hoàn toàn. Kể từ năm đầu năm 2022 đến nay, thị trường luôn trong trạng thái khát nguồn cung.
Việc nguồn cung đến từ các sản phẩm nghèo nàn từ các dự án cũ đã không đủ sức hấp dẫn với khách hàng. Bên cạnh đó, lãi suất tiền gửi cao, hấp dẫn đã thu hút lượng tiền nhàn rỗi của khách hàng vào kênh ngân hàng, đổi lại niềm tin vào thị trường bất động sản ngày càng sụt giảm; khó khăn trong việc vay vốn mua bất động sản cũng khiến nguồn cầu sụt giảm.
Cũng theo VARS, cung cầu giảm khiến giao dịch của thị trường cũng giảm sút. Tỷ lệ hấp thụ chung của toàn thị trường năm ngoái đạt khoảng 39%, tương đương 19.000 giao dịch, chỉ bằng 17% so với lượng giao dịch của năm 2018.
Tỷ lệ hấp thụ chung của toàn thị trường trong quý I năm nay chỉ đạt khoảng 11%, tương đương hơn 2.700 giao dịch, giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm 2022.
Một thực trạng khác là thị trường truyền thống của các sàn giao dịch và môi giới bất động sản chủ yếu dựa vào các dự án khu đô thị và du lịch nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, các dự án trên thị trường tại hầu hết địa phương như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Nha Trang, Quảng Ninh… đều trong tình trạng đắp chiếu, chờ phê duyệt.
Theo Dân trí
https://dantri.com.vn/bat-dong-san/nguoi-mua-co-tam-ly-giu-tien-cho-bat-dong-san-giam-them-20230706144254243.htm
There are no comments yet