Các nhà đầu tư chiến lược đưa du lịch Việt “vươn khơi” như thế nào?
VNBTIMESVới sự vào cuộc của những nhà đầu tư chiến lược như Sun Group, Vingroup…, nhiều vùng đất đã được thay da đổi thịt, nhiều khu nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế và các tổ hợp vui chơi giải trí cao cấp đã xuất hiện, thu hút du khách bất kể mùa nào trong năm. Không ngoa khi nói, du lịch Việt đang bước vào “thời hoàng kim” nhất trong vòng hơn 10 năm trở lại đây.
Sa Pa – những con số trong mơ
Nhiều năm qua, “Nóc nhà Đông Dương” được xem là sức hút lớn nhất của Sa Pa với du khách. Nhưng thực tế, rất ít du khách đủ sức khỏe, thời gian và sự dũng cảm chinh phục đỉnh cao này, mặc dù trong lòng khao khát. Đỉnh Fansipan mới chỉ là điểm đến yêu thích của một số nhóm “phượt thủ”.
Thành ra, khi đến Sa Pa, nếu không leo Fansipan, khách du lịch cũng chỉ lang thang ngắm cảnh, thưởng thức không khí trong trẻo, đi chợ tình, mua vài món đặc sản Tây Bắc rồi về. Du lịch Sa Pa không giữ chân họ lâu được.
Năm 2015, Quảng Ninh đón hơn 7,7 triệu lượt khách, doanh thu chỉ đạt 6.548 tỷ đồng. Vậy nhưng chỉ trong 9 tháng đầu năm nay, khách du lịch đến Quảng Ninh đã đạt 11,3 triệu lượt, trong đó, khách quốc tế đạt 4,1 triệu lượt, tăng 14% so với cùng kỳ.
Đòn bẩy nào đưa du lịch Hạ Long và Quảng Ninh “tăng tốc”? Câu trả lời nằm ở sự phát triển của mạng lưới giao thông hiện đại và sự ra đời của những loại hình vui chơi giải trí đẳng cấp.
Năm 2016, 2017, tổ hợp vui chơi giải trí Sun World Halong Complex của Sun Group với Cáp treo Nữ hoàng, Vòng quay Mặt trời, công viên chủ đề Dragon Park, công viên nước Typhoon Park… được hình thành, từng bước đưa Hạ Long trở thành điểm đến hấp dẫn top đầu miền Bắc. Ngay sau đó, cuối năm 2018, Sân bay quốc tế Vân Đồn, Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, Cao tốc Hà Nội – Hạ Long – Vân Đồn được đưa vào sử dụng, mở tung cánh cửa đưa Quảng Ninh ra thế giới.
“Con tàu” nào chở du lịch vươn khơi?
Sự chuyển mình ngoạn mục của các điểm đến đã góp phần đưa du lịch Việt Nam “hóa rồng” ấn tượng thời gian gần đây. Nếu như năm 2007, Việt Nam chỉ đón vỏn vẹn khoảng 4,2 triệu lượt khách quốc tế, doanh thu từ du lịch đạt 56.000 tỷ đồng thì tới năm 2018, Việt Nam là một trong 10 quốc gia tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới, với khoảng 15,6 triệu lượt khách quốc tế, chưa kể 80 triệu lượt khách nội địa.
8 tháng đầu 2019, khách quốc tế tới Việt Nam tiếp tục tăng trưởng hơn 8%, đạt 11,3 triệu lượt. Nói đây là “thời hoàng kim” của du lịch Việt có lẽ không quá.
Và cũng chẳng phải bỗng dưng mà Giải thưởng Du lịch Việt Nam 2019 lại vinh danh 5 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực du lịch hàng đầu Việt Nam, bao gồm: Công ty Cổ phần Vinpearl, Công ty Cổ phần Tập đoàn Mặt trời (Tập đoàn Sun Group), Tập đoàn FLC, Tập đoàn BRG, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn. Trước đó, giải thưởng năm ngoái cũng đã vinh danh Sun Group, Vingroup và FLC là những doanh nghiệp có nhiều đóng góp lớn cho sự phát triển của du lịch Việt Nam.
Nguyên lãnh đạo Tổng cục Du lịch cũng cho rằng, các nhà đầu tư chiến lược đã dẫn dắt được cuộc chơi, đưa ra thông điệp mạnh mẽ cho một điểm đến, làm thay đổi diện mạo, cục diện của một khu vực.
“Ví dụ, chúng ta thấy ở Hạ Long, sau khi các dự án của Sun Group được đầu tư vào khu vực Bãi Cháy, không những tạo ra sự sôi động ở khu vực này mà còn có tác động lan tỏa, công suất của tất cả các khách sạn ở khu vực đó đều tăng lên, giá phòng cũng tăng lên, kích thích vào sản xuất và lưu thông hàng hóa. Các nhà hàng, cửa hàng mua bán, ăn uống của cộng đồng dân cư, từ người lái xe ôm, người bán hàng rong… đều được hưởng lợi từ tác động đó” – ông Tuấn nói thêm.
Đồng tình với đánh giá này, ông Lê Công Năng, Trưởng phòng Tiếp thị và Truyền thông Công ty du lịch Vietrantour nhấn mạnh, việc các tập đoàn lớn đầu tư hạ tầng nghỉ dưỡng và giải trí tại các khu vực du lịch trọng điểm như Sa Pa, Hạ Long, Nha Trang, Phú Quốc, Quy Nhơn, Đà Nẵng… đã giúp các doanh nghiệp lữ hành có thêm lựa chọn khi xây dựng tour, nâng cao chất lượng dịch vụ, hấp dẫn du khách đến các điểm này.
“Hệ thống công trình của các nhà đầu tư chiến lược, đặc biệt là Sun Group, đều có quy mô lớn, chất lượng cao và rất khác biệt. Điều này làm cho năng lực, sức hấp dẫn của điểm đến tăng lên nhanh chóng, thu hút đông du khách đặt tour”, ông Năng cho hay.
Để đưa du lịch Việt trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, còn cả một con đường dài phía trước. Tuy nhiên, khi có sự chung tay của các nhà đầu tư chiến lược, tin rằng, con tàu du lịch Việt Nam sẽ nhanh chóng vươn khơi.
Theo Đặng Khôi/Đầu tư chứng khoán
Tin mới hơn ...
- Những điểm đến mùa thu Trung Quốc hút khách Việt 08/10/2024
- Bỏ túi 5 quán café yên tĩnh ở Hà Nội 21/08/2024
- Buổi sáng chăm sóc rùa ở Vườn quốc gia Cúc Phương 21/08/2024
- Bốn trải nghiệm văn hóa Chăm ở Ninh Thuận dịp 2/9 21/08/2024
- Huế công bố đường dây nóng phục vụ khách du lịch dịp Quốc khánh 2/9 20/08/2024
There are no comments yet