Sau khi uống nước thấy 3 điều bất thường này cần đi khám ngay



VNBTIMESUống nước không chỉ giúp cơ thể duy trì hoạt động sống, mà còn phản ánh sức khỏe của chúng ta. Nếu có 3 biểu hiện bất thường này sau khi uống nước thì hãy cảnh giác với bệnh tật.

Theo lẽ thường, khi uống càng nhiều nước thì lượng nước tiểu sẽ càng tăng lên. Tuy nhiên, trong trường hợp uống nhiều nước nhưng lượng nước tiểu lại ít hơn thông thường thì chúng ta nên cảnh giác các vấn đề ở thận.

Một quả thận nằm ở mỗi bên cột sống, chúng lọc máu và độc tố khỏi cơ thể. Khi bị suy giảm chức năng, thận sẽ không thể thực hiện công việc của mình, dẫn đến sự tích tụ chất độc hại dư thừa, gây ra các hậu quả nghiêm trọng.

Uống nước là cách tốt nhất để làm dịu cơn khát. Tuy nhiên, nếu vẫn đảm bảo uống đủ lượng nước trong ngày nhưng vẫn luôn cảm thấy khát, khô miệng nên cẩn thận với bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu đặc trưng của khát do tiểu đường là khát liên tục diễn ra trong ngày, đặc biệt là buổi tối. Khi bạn vừa uống nước xong cũng vẫn có thể còn có cảm giác khát và muốn uống nước liên tục. Sở dĩ như vậy là do khi bị tiểu đường, lượng đường trong máu cao gây áp lực lên thận. Khi đó sẽ kích hoạt thận sản xuất ra nước tiểu nhiều hơn để hạn chế dư thừa đường, gây mất nước và gửi tín hiệu khát liên tục.

Ngay cả khi bạn uống nhiều nước cũng không có cảm giác quá khó chịu, vì cơ thể hấp thụ nước rất nhanh và sẽ không lưu lại trong dạ dày quá lâu.

Vì vậy nếu tình trạng đau bụng, chướng bụng xảy ra sau khi uống nước, hãy đề phòng các vấn đề về đường tiêu hóa, nên đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời.

Theo các chuyên gia, triệu chứng này có thể cảnh báo đường tiêu hóa bị loét hay các vấn đề về gan. Nếu chức năng gan bị suy giảm, một lượng lớn nước dư thừa sẽ bị tích tụ trong khoang bụng, gây chứng bụng và đau bụng.

Lượng nước bạn cần uống trong ngày sẽ tùy thuộc vào ngoại hình, môi trường sống và khả năng hoạt động của bạn. Thông thường, một người nên uống 1,5-2 lít nước/ngày.

Các chuyên gia khuyến cáo nên uống nước thật chậm, chỉ uống khoảng 60-90ml nước mỗi lần và chia làm nhiều lần trong ngày.

Nếu ăn nhiều loại thực phẩm giàu nước như: rau, hoa quả, đậu và ngũ cốc nấu chín, bạn có thể giảm lượng nước uống trong ngày.

Ngược lại, nếu không ăn nhiều loại thực phẩm giàu nước và ăn mặn hoặc ăn nhiều gia vị trong các bữa ăn, bạn cần tăng lượng nước uống trong ngày. Bên cạnh đó, nếu bạn cao lớn, hoạt động nhiều hay đang trong thời tiết nắng nóng thì cũng nên uống nhiều nước hơn.

Cách tốt nhất để biết khi nào cần uống nước là khi cảm thấy khát. Bạn cũng có thể biết lúc nào cần uống nhiều hơn hoặc ít đi bằng cách theo dõi màu sắc của nước tiểu.

Màu sắc “lý tưởng” nhất là màu vàng nhạt. Nếu màu đậm hơn thì có nghĩa là bạn đang bị mất nước và cần phải bổ sung, còn màu rất nhạt hoặc gần như không màu thì điều đó đồng nghĩa với việc bạn đã uống quá nhiều và cần hạn chế bớt lượng nước cũng như tốc độ uống.

Theo báo Dân Trí

https://dantri.com.vn/suc-khoe/sau-khi-uong-nuoc-thay-3-dieu-bat-thuong-nay-can-di-kham-ngay-20220802221600259.htm

There are no comments yet

Tin mới hơn ...